Được tạo bởi Blogger.

Slider

Vô sinh nam

Vô sinh nữ

Nguyên nhân

Triệu chứng vô sinh

Điều trị vô sinh

Phòng bệnh

Lời khuyên - Tư vấn

Tin tức

» » » » » Tìm hiểu việc xét nghiệm nội tiết nam

    Việc xét nghiệm nội tiết nam thường không được quan tâm nhiều như ở nữ, tuy nhiên nó cũng là 1 việc làm quan trọng đối với những bệnh nhân bị vô sinh.

BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT


Tổng quan về xét nghiệm nội tiết nam

- Việc xét nghiệm nội tiết  ở cơ thể nam giới thường thì sẽ không cần làm nhiều và thường xuyên như nữ giới. Việc này chỉ được thực hiện khi mà nam giới bị thiểu tinh nặng hoặc vô tinh, bị suy yếu khả năng tình dục, hoặc khi đi khám lâm sàng nghĩ đến có bất thường về nội tiết.

- Xét ngiệm đầu tiên khi tiến hành xét nghiệm nội tiết chính là việc đo nồng độ FSH , LH và Testosterone.


Các giá trị xét nghiệm nội tiết nam có ý nghĩa ra sao?

- FSH: Độ FSH trung binh là từ 2 - 12 mIU/ ml. Nếu như FSH cao điều này cho thấy rằng tinh hoàn của nam giới  không còn đáp ứng với kích thích của nội tiết hướng sinh dục, quá trình sinh tinh bị tổn thương và tinh hoàn không còn sinh tinh được nữa và không có điều trị nào có hiệu quả. Nếu như  FSH thấp  thì có thể nam giới đang bị suy hạ đồi, tuyến yên và tình trạng nàu có thể được điều trị bằng hCG/ hMG kèm theo bromocryptine nếu có kèm prolactin cao.

- LH: Độ Lh trung bình sẽ đạt từ 2 - 12 mIU/ ml. Nếu LH cao quá có thể là do nam giới bị suy tinh hoàn nguyên phát, hội chứng Klinefelter, suy tế bào Sertoli và suy sinh dục nguyên phát.

- Testosterone: Testosterone trung binh sẽ đạt từ 3 - 10 ng/ml. Nếu xét nghiệm thấy testosterone thấp thì đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng giảm phát triển lông, giảm ham muốn tình dục, liệt dương. Nhưng do testosteron có nhịp độ dao động rất lớn trong ngày nên nồng độ testosteron đo vào buổi sáng sẽ cao hơn buổi chiều khoảng 20-30%. Việc định lượng testosteron có chỉ định khi có nghi ngờ hội chứng suy sinh dục, hay dùng để theo dõi và điều chỉnh liều trong quá trình điều trị.

- Androgen: Hàm lượng androgen được mô tả trong bảng sau:


 Nếu như xét nghiệm thấy nồng độ androgen trong máu bị tăng lên thì có thể là bạn đang bị có u thượng thận, tăng  sản tế  bào  tuyến thượng  thận  bẩm  sinh  (congenital  adrenal hyperplasia), hội chứng Cushing, khối u sản xuất ACTH (hormon tuyến yên) lạc chỗ, khối u tinh hoàn. Còn nếu như nồng độ androstenedion máu bị giảm thì có thể là do bị giảm chức năng tuyến sinh dục hay giảm hormon sinh dục (hypogonadism), bệnh Addison.


«
Tiếp theo
Bài đăng Mới hơn
»
Trở về
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Gửi bình luận